trung tâm tin tức
vị trí của bạn:Bảng xếp hạng World Cup,bảng xếp hạng các giải bóng đá > trung tâm tin tức > Việt Nam và Philippines hợp tác thương mại, giá gạo sẽ biến động thế nào?
Việt Nam và Philippines hợp tác thương mại, giá gạo sẽ biến động thế nào?
ngày phát hành:2023-09-16 13:03    Số lần nhấp:200

Tuần qua, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta, Indonesia. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr đã có cuộc hội đàm về những vấn đề mà cả 2 bên cùng quan tâm. Một trong những nội dung quan trọng được đưa ra là hai nước sẽ sớm trao đổi và ký kết hiệp định liên chính phủ về hợp tác thương mại gạo.

Bên cạnh Philippines, Việt Nam cũng sẵn sàng hỗ trợ và đẩy mạnh hợp tác thương mại gạo với Timor Leste.

Việt Nam và Philippines hợp tác thương mại gạo: Giá gạo sẽ biến động thế nào? - Ảnh 1.

Giá gạo vẫn duy trì mức cao do thị trường khan hiến

C.N

Hiệp định này sẽ ảnh hưởng thế nào đến hoạt động xuất khẩu và giá gạo Việt Nam trong thời gian tới? Theo một số chuyên gia, lãnh đạo hai nước mới thống nhất về mặt chủ trương còn chi tiết cụ thể thế nào thì phải đợi các bộ ngành chuyên môn trực tiếp thảo luận và công bố. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ giúp Philippines an tâm về sản lượng gạo trong kho dự trữ để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, còn Việt Nam có được đầu ra ổn định.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), nói: Philippines là thị trường truyền thống lâu năm nhập khẩu gạo với số lượng lớn của Việt Nam, khoảng 3 triệu tấn/năm. Gạo Việt Nam có chất lượng luôn tươi mới, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Philippines. Nhiều năm trước, Chính phủ hai nước đã có ký kết hiệp định khung về thương mại gạo, nhưng mấy năm gần đây, Philippines đã tự do hóa nhập khẩu gạo. Hiện tại, Chính phủ hai nước có tái ký hiệp định thương mại gạo giữa hai quốc gia cũng là điều tích cực cho thương mại và an ninh lương thực, hài hòa lợi ích mỗi nước. Tuy nhiên,trung tâm tin tức bối cảnh hiện nay là nguồn cung gạo thế giới khan hiếm nên giá cả vẫn là vấn đề do thị trường quyết định".

Chuyên gia thị trường Phan Mai Hương, đồng sáng lập Công ty Ssresource Media, nhận định: Philippines đang chịu áp lực lớn trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng có vẻ nước này khá lúng túng trong chính sách điều hành. Mới đây nhất là chính sách áp giá trần lên sản phẩm gạo nội địa có vẻ không có nhiều tác dụng như mục đích được đề ra, ngược lại có thể sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung gạo ra thị trường. Trong khi đó, về nguyên tắc, Philippines có thể giảm giá gạo nội địa bằng việc giảm thuế nhập khẩu gạo, đang áp dụng là 35%. Hiệp định thương mại gạo của Việt Nam và Philippines nếu được ký kết trong thời gian tới, về cơ bản sẽ đảm bảo nguồn cung ổn định và giá dựa theo biến động của thị trường.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính đến ngày 15.8, Việt Nam đã xuất khẩu sang Philippines gần 2,2 triệu tấn gạo, chiếm trên 40% tổng lượng gạo xuất khẩu. Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức 628 USD/tấn, cao hơn Thái Lan 10 USD và cao hơn Pakistan 20 USD.

Tin liên quan Cơn sốt giá gạo giảm nhiệt vì sao? Cơn sốt giá gạo giảm nhiệt vì sao?

Cơn sốt giá gạo trên thị trường thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt trong những ngày gần đây khi giá gạo từ các nguồn cung chính như: Thái Lan, Việt Nam và Pakistan đang giảm nhẹ.

Gạo Giá gạo xuất khẩu gạo thương mại gạo

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận Thời sự Thế giới Kinh tế Đời sống Sức khoẻ Giới trẻ Giáo dục Du lịch Văn hoá Giải trí Thể thao Công nghệ - Game Xe Thời trang trẻ Video Podcast Bạn đọc Rao vặt footer__logo Đặt báo Quảng cáo RSS Tòa soạn Chính sách bảo mật Theo dõi báo trên

Hotline

0906 645 777

Liên hệ quảng cáo

0908 780 404

Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Toàn

Phó tổng biên tập: Hải Thành

Phó tổng biên tập: Lâm Hiếu Dũng

Ủy viên Ban biên tập - Tổng Thư ký tòa soạn: Trần Việt Hưng

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2023 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi 60 giây nữa.

Bình luận (0)

Gửi bình luận Đăng nhập để bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận